Công thức sản xuất sơn tường chuẩn chất lượng

Sơn nước hiện nay rất phổ biến và thông dụng, nhờ những ưu điểm vượt trội như màu sắc đa dạng, thi công dễ dàng, bền đẹp…Vì vậy hiện nay trên thị trường đã có nhiều hãng sơn nước được ra đời với nhiều cấp độ chất lượng và giá thành khác nhau. Sơn nước đã quá quen thuộc với mọi người, tuy nhiên công thức để sản xuất ra sơn tường thì không hẳn ai cũng biết. Vậy sơn gồm những thành phần nào ? có bao nhiêu loại sơn nước ? hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết nhé.

Sơn nước là gì ?

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó bao gồm chất tạo màng liên kết với các chất màu, tạo nên lớp màng liên tục bám dính trên bề mặt vật chất như tường, bê tông. Hỗn hợp này được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo tính chất của mỗi loại sản phẩm, đó được gọi là công thức sơn.

Những dòng sơn nước phổ biến trên thị trường hiện nay

Đối với sơn nước trang trí, thông thường được chia làm các nhóm cơ bản như sau :

Sơn nước nội thất

1 Sơn kinh tế nội thất
2 Sơn mịn nội thất cao cấp
3 Sơn siêu trắng trần cao cấp
4 Sơn nội thất lau chùi hiệu quả
5 Sơn bóng nội thất cao cấp
6 Sơn siêu bóng nội thất cao cấp

Sơn nước ngoại thất

7 Sơn bóng mờ ngoại thất
8 Sơn siêu bóng ngoại thất cao cấp
9 Sơn bóng ngoại thất men sứ
10 Sơn lót kháng kiềm nội thất cao cấp
11 Sơn lót kháng kiềm ngoại thất cao cấp
12 Sơn chống thấm màu
13 Sơn chống thấm xi măng TG + KOVA

Đặc điểm chung của các dòng sơn kể trên là hoàn toàn gốc nước, được xây dựng công thức sản xuất theo từng đặc tính cơ bản riêng của từng loại sơn. Đều được sử dụng những loại bột độn, chất kết dính, dung môi, phụ gia khác…Dưới đây là chi tiết về một công thức sản xuất sơn.

Công thức sản xuất sơn cơ bản

WATER A ACTIVE kg 9,5
MONO PROPYLENE GLYCOL A ACTIVE kg 0,5
ROZONE 1920 J A ACTIVE kg 0,4
BERMOCOLL EBS 451 FQ A ACTIVE kg 0,05
FOAMASTER NDW A ACTIVE kg 0,2
2-AMINO-2METHYL-1-PROPANOL 95% A ACTIVE kg 0,03
SODIUM BENZOATE A ACTIVE kg 0,4
SODIUM NITRITE A ACTIVE kg 0,04
TERGITOL 15-S-40 (70%) A ACTIVE kg 0,31
OROTAN 731A A ACTIVE kg 0,94
TIO2 UNIVERSAL A ACTIVE kg 16,7
CALCIUM CARBONATE OMYA BLP 2 A ACTIVE kg 9,7
WATER A ACTIVE kg 0,7
ROZONE 1920 J A ACTIVE kg 0,2
WATER A ACTIVE kg 1
UCAR LATEX M362A A ACTIVE kg 49,5
ROPAQUE ULTRA A ACTIVE kg 5,08
FOAMASTER NDW A ACTIVE kg 0,2
OPTIFILM ENHANCER 300 A ACTIVE kg 1,42
ACRYSOL RM-2020 A ACTIVE kg 1,27
ACRYSOL RM-825 A ACTIVE kg 0,12
WATER A ACTIVE kg 1,74

Quy trình sản xuất sơn đúng kỹ thuật

Sơn hay bất cứ một ngành nghề sản xuất khác, thì việc tuân thủ quy trình sản xuất là ưu tiên hàng đầu, dưới đây là quy trình sản xuất sơn đúng kỹ thuật, các bạn có thể tham khảo chi tiết để biết sơn nước được sản xuất như thế nào.

Ủ muối

Đối với quy trình ủ muối, khi khởi động máy khuấy sơn và điều tốc động cơ chạy ở tốc độ chậm, sau khi tất cả hỗn hợp bao gồm nước sạch, phụ gia phân tán, thấm ướt, phá bọt to, chống thối… Được nạp liên tục vào bồn khuấy theo quy trình trên công thức sơn, lúc này kỹ thuật cần điều chỉnh máy khuấy chạy chậm ở tốc độ từ 400 – 500 vòng/phút, và thực hiện khuấy trong vòng 10 phút để các phụ gia được đồng nhất. Sau đó chuyển sang quy trình tiếp theo.

Sau thời gian khuấy 10 phút, kỹ thuật tiếp tục nạp các loại bột độn có trong công thức như titan dioxit, bột cao lanh, bột talc, bột barium sulfate… Sau khi nạp hết các loại bột, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh tăng tốc độ khuấy lên 1000 – 1.300 vòng/phút, và để máy chạy ở thời gian 15 phút, sau đó dừng máy khuấy và vớt váng nổi lên ( váng này thường có nhiều ở sơn có hàm lượng bột đá lớn, một số loại sơn bóng, siêu bóng thì không có ), tiếp đến sẽ nạp bột tạo đặc HEC, và chất điều chỉnh pH, chỉnh máy khuấy tăng tốc độ lên .1.200 – 1.350 vòng/phút.

Quy trình phân tán – Nghiền sơn

Là quy trình vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng sơn sau sản xuất, ở quy trình này sau khi cho hết các loại bột độn và chất phụ gia ở quy trình ủ muối, kỹ thuật viên cần tăng tốc tốc độ của máy khuấy lên 1.200 – 1.350 vòng/phút, và khuấy phân tán trong vòng 45 – 60 phút để đảm bảo được độ đồng nhất, độ mịn của sơn. Sau khi khuấy phân tán – nghiền mịn sơn ở thời gian 45 phút, kỹ thuật viên cần lấy mẫu, dùng thước đo độ mịn để kéo kiểm tra xem đã đạt độ mịn chưa…

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)
Home SMS Hotline Zalo Youtube